Obama với nỗi ám ảnh của lịch sử

|

NDO - NDĐT - Cứ như một lời nguyền của lịch sử, kể từ khi nước Mỹ bắt đầu bước lên vũ đài chính trị quốc tế thông qua cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha (năm 1898 thời Tổng thống Mc Keenly), tính đến nay, hầu như Tổng thống Mỹ nào cũng phải đối mặt với ít nhất một cuộc chiến tranh bên ngoài nước Mỹ.

Các cuộc chiến tranh đã đem đến cho nước Mỹ cái đư??c tổng thể và lớn nhất là một vị trí siêu cường duy nhất về mọi mặt: từ kinh tế đến quân sự...;cũng khiến nước Mỹ mất đi không ít, trên hết là cảm giác nghi ngại của hầu hết các nước, từ đồng minh cho đến đối thủ. Tổng thống nào cũng phải lo đối phó với những làn sóng chống Mỹ, dù mạnh hay yếu cứ thế nối tiếp nhau chẳng biết đâu là điểm dừng.

Tuy nhiên, có lẽ bị cám dỗ bởi những lợi ích thu đư??c từ những cuộc chiến tranh, thậm chí còn đư??c một số người Mỹ coi là một trong những giải pháp hiệu quả nhất giúp nước Mỹ thoát ra khỏi những cơn khủng hoảng, nên hầu hết các Tổng thống Mỹ đã không ngại ngần trong quyết định phát động chiến tranh. Đến ngay cả Tổng thống Bill Clinton, người đư??c coi là có lập trường "ôn hòa" tới mức "ủy mị" của đảng Dân chủ (đánh giá của Tổng thống kế nhiệm G. Bush), cuối cùng cũng "phải" tham gia vào cuộc chiến chống Iraq năm 1998 (chiến dịch "con cáo sa mạc") và cuộc chiến tranh Kosovo năm 1999.

Bóng đen của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 càng khiến cho người ta tin rằng lời nguyền trên đây sẽ mau chóng ứng nghiệm với vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ Barack Obama. Tuy nhiên, ngoại trừ việc tham gia vào chiến dịch không kích Libya hồi năm 2012 nhưng với tư cách hỗ trợ cho Anh và Pháp, và đây có lẽ là lần đầu tiên từ sau năm 1945 nước Mỹ chấp nhận vị trí thứ hai trong một chiến dịch quân sự, có quá nhiều bằng chứng cho thấy, dường như Tổng thống Obama đang cố tìm cách thoát khỏi nỗi ám ảnh này của lịch sử nước Mỹ.

Ngay khi vừa bước vào nhà Trắng, với tuyên bố "sẵn sàng chìa tay với thế giới Hồi giáo" (tuyên bố Cairo năm 2009) Tổng thống Obama đã cho thấy một sự thay đổi có tính bước ngoặt trong chính sách Trung Đông của mình. Từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran năm 1979, nhất là sau sự kiện khủng bố 11-9-2001, quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo luôn trong tình trạng đối đầu. Các cuộc chiến tranh tại Afghanistan (năm 2001) và Iraq (năm 2003) do Tổng thống G. Bush tiến hành càng khiến cho khả năng hòa giải với thế giới Hồi giáo trở nên xa vời.

Trái ngược hoàn toàn, Tổng thống Obama đã lựa chọn giải pháp hòa giải với thế giới Hồi giáo để thực hiện mục tiêu chống khủng bố, và thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của sự lựa chọn này. Trên cơ sở những thông tin của chính cộng đồng Hồi giáo, chỉ với một đội đặc nhiệm chính quyền Obama đã tiêu diệt đư??c trùm khủng bố Bin Laden, điều mà G. Bush đã tốn hơn 4.000 tỷ USD cộng với sinh mạng của hơn 5.000 lính Mỹ nhưng không đạt đư??c. Tổng thống Obama cũng sẵn sàng ra lệnh sơ tán đội ngũ nhân viên của 22 sứ quán tại Bắc Phi – Trung Đông khi có thông tin về nguy cơ khủng bố, hành động bị phe Cộng hòa chỉ trích là hèn nhát. Dù biết nước Mỹ đã chi phí lớn thế nào ??ể có thể bước chân vào Afghanistan và Iraq, nhưng Tổng thống Obama vẫn kiên quyết giữ đúng lịch trình rút quân khỏi khu vực. Nhiều ý kiến cho rằng Chỉ thị của Tổng thống Obama cho Bộ Quốc phòng lên kế hoạch rút toàn bộ binh sỹ Mỹ khỏi Afghanistan (hôm 25-2-2014) vào cuối năm 2014 chỉ là chiêu bài “nắn gân” chính phủ Afghanistan sau khi Tổng thống Hamid Karzai từ chối ký Hiệp định an ninh song phương. Tuy nhiên, nếu nỗi sợ “giao tranh” của Tổng thống Obama là có thật thì quyết định của ông Karzai có khi lại đư??c chính quyền Obama nhìn nhận là một cơ hội ??ể có thể “rút lui trong danh dự” khỏi những cuộc đấu súng bất tận với lực lượng Taliban.

Từ tháng 11-2010 (tuyên bố tại Honululu) đến nay, chính quyền Obama đã không ít lần khẳng định về chính sách “xoay trục châu Á”, trước hết là những cam kết “đồng cam cộng khổ” với các đồng minh như Nhật Bản hay Hàn Quốc. Nhưng cũng ngần ấy lần, chính quyền Obama nhấn mạnh đến lập trường trung lập trong các tranh chấp chủ quyền biển, đảo, mà những đồng minh này có liên quan. Đơn giản là bởi những tranh chấp này rất dễ dẫn đến một cuộc chiến tranh khó tiên liệu.

Việc chính quyền Obama mau chóng chấp nhận giải pháp hòa bình của Nga nhằm giải giáp kho vũ khí hóa học của chính quyền Syria hồi tháng 8-2013, dù trước đấy đích thân Tổng thống Obama đã tuyên bố về khả năng mở một cuộc tấn công chớp nhoáng chính quyền Damas, có lẽ là bằng chứng thuyết phục nhất về sự “dị ứng” với chiến tranh của Tổng thống Obama.

Đúng là trong hơn năm năm cầm quyền, ê kíp Obama đã giúp nước Mỹ thoát khỏi ít nhất là một cuộc chiến tranh, né tránh đư??c nhiều tình huống “bên miệng hố chiến tranh”, nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ, thậm chí đang trở thành cái cớ ??ể cho phía đảng Cộng hòa chỉ trích và kiếm điểm, chí ít là cho cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới.

Cái thiệt đầu tiên đối với chính quyền Obama là uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng trong con mắt cử tri Mỹ. Theo kết quả thăm dò của Fox News công bố ngày 5-3-2014, tỷ lệ ủng hộ ông Obama xuống thấp kỷ lục chỉ còn 38%; có tới 56% trong số 1000 người dân Mỹ đư??c hỏi cho rằng ông Obama đã điều hành không hiệu quả nền kinh tế và 59% đánh giá Tổng thống đã thất bại trong việc cải thiện hình ảnh của nước Mỹ ở bên ngoài. Có lẽ người dân Mỹ đã quá quen cách cử xử với tư cách của một siêu cường nên không thể chấp nhận giải quyết các vấn đề quốc tế theo kiểu “hiền lành” hiện nay của chính quyền Obama.

Tiếp theo là uy tín của nước Mỹ cũng vì thế mà sụt giảm trong cộng đồng quốc tế. Giờ đây, những tuyên bố cứng rắn của Tổng thống Obama như kiểu những đe dọa “trừng phạt” Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ucraina đã không còn khiến mấy nước sợ hãi như trước. Điều này cũng hoàn toàn hợp logic, bởi ngoài việc nước Mỹ đang phải đương đầu với quá nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra (Mỹ hiện là con nợ lớn nhất thế giới) thì những quyết định của chính quyền Obama lại góp phần khẳng định thêm sự hạn chế về nguồn lực, điển hình là kế hoạch giảm biên chế và trang bị vũ khí, khí tài vừa đư??c Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel công bố hôm 24-2-2014. Tất nhiên kế hoạch này còn phải đợi quốc hội thông qua, nhưng việc chính quyền Obama quyết định sẽ cắt giảm số lượng binh sỹ xuống mức kỷ lục chỉ còn 440.000 – 450.000 người, tương đương với số lượng trước khi Mỹ tham gia Thế chiến II (năm 1940), rõ ràng khiến không chỉ nhiều người Mỹ mà sẽ không ít đồng minh của Mỹ đều lo ngại đến vai trò “lá chắn” của Mỹ. Sự thiếu tin tưởng này chắc chắn sẽ mau chóng ảnh hưởng tới các liên minh quân sự của Mỹ trên khắp thế giới. Và đương nhiên, các đối thủ của Mỹ cũng vì thế mà ngày một trở nên nhiều hơn.

Cho dù có vẻ, Tổng thống Obama đang cố tìm cách thoát khỏi nỗi ám ảnh chiến tranh, song ông chủ Nhà trắng vẫn còn hơn hai năm cầm quyền ở phía trước.

Tức là vẫn còn đủ thời gian cho lời nguyền lịch sử có thể trở thành hiện thực.